SÁCH HAY THÁNG 5/2023: NGƯỜI BỊ CIA CƯA CHÂN 6 LẦN

Chủ nhật - 28/05/2023 08:00
Cuốn sách là những câu chuyện được ghi lại do chính anh Nguyễn Văn Thương kể (khoảng thời gian từ năm 1969-khi anh bị bắt). Những câu chuyện tưởng chừng như rất đỗi riêng tư này lại mang đến cho ta những thông tin, tư liệu cực kỳ quí báu về anh- Người giao liên có mặt ở cả bốn cụm tình báo, nắm hầu hết các tổ chức mạng lưới ở Phòng tình báo phía Nam của ta. Những tài liệu anh vận chuyển từ Sài Gòn ra là những căn cứ rất quan trọng, liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao của ta đang hoạt động ngầm trong lòng địch. Khi bắt được anh do chỉ điểm (có người đầu hàng địch và khai báo), nhất là cục tình báo CIA của Mỹ luôn khẳng định anh là đầu mối quan trọng, chúng tìm mọi cách tra tấn với nhiều hình thức dã man nhất hòng khai thác những tài liệu mật vô cùng quan trọng đối với cả hai phía. Lúc mới bị bắt, suốt 100 ngày, chúng cho anh hưởng thụ bằng cách sống trong ngôi biệt thự sang trọng cùng đời sống của “một đế vương”, bên cạnh đó là những nghệ thuật khai thác tâm lý tinh vi nhất của Hoa Kỳ nhằm dụ dỗ mua chuộc anh nhưng không có kết quả.

   Thế là...bắt đầu một quá trình tra tấn kéo dài. Sau những câu hỏi cung là những đòn tra tấn, anh vẫn không khai. Quá tức tối, chúng lần lượt vặn gãy cả mười ngón chân, đập nát cả hai bàn chân, cưa từng đoạn chân của anh. Cứ 15 ngày, chúng cưa chân anh một lần-như thế, 100 ngày chúng cưa sáu lần-6 phần thân thể lần lượt bị đứt lìa - anh đã bị chặt hết “đôi chân giao liên”, đau đớn đến ngất lịm đi nhưng vẫn không hé răng lấy nửa lời, anh luôn muốn đấu trí thi gan cùng lũ cướp nước.
  Tra tấn dã man là thế nhưng vẫn không cho anh chết, chúng muốn giữ anh lại để hy vọng lấy được lời khai của người tình báo kiên trung. Cuối cùng, không thể khuất phục được anh, chúng đã thả anh ra sau khi thốt lên một cách khâm phục: “Ôi! Một sinh vật bằng thép! Chúng tôi đã thua ông!” Vâng! Chúng đã thua một cách cay đắng.
    Bây giờ đây chiến tranh đã lùi xa nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in đậm, hằn sâu trong mỗi gia đình Việt Nam ta. Chúng ta, những thế hệ sinh sau 1975, các bạn không chứng kiến được tất cả những tàn khốc của cuộc chiến nhưng sẽ hiểu phần nào giá trị của nó qua những trang tư liệu rất đỗi chân thật này.Có thể khi chưa đọc, các bạn khó có thể tin được rằng: Những chuyện khốc liệt và dã man như vậy lại có thể xảy ra trong một đời người. Nhưng đó là sự thật. Bởi vì những chi tiết về anh được các cán bộ ngành tình báo biết rất rõ: Anh-Nguyễn Văn Thương-người anh hùng quân đội được sinh ra trên mảnh đất Tây Ninh. Và hơn thế, thật là điều thần kỳ, anh hiện nay vẫn còn sống-một sức sống phi thường!Khi đọc được những trang sách này, không ai không khỏi xúc động-Những gì cuộc đời Nguyễn Văn Thương trải qua thật xứng đáng được ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
   Và hôm nay, bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng anh vẫn trẻ trung, tha thiết yêu con người và cuộc đời, anh tâm sự: “Đối với các bạn, chiến tranh chỉ là những dòng chữ, những hình ảnh tồn tại trong sách báo, phim ảnh mà thôi. Còn đối với thế hệ chúng tôi, những con người lăn lộn, sống chết trong lửa đạn thì chiến tranh đã in đậm dấu ấn của nó vào cả tâm hồn và thể xác, rất khó quên!”
   Bằng lối viết chân thực, giản dị, không hề hư cấu; tác giả đã đưa chúng ta đi từ niềm khâm phục này đến niềm khâm phục khác trong nỗi xúc động luôn cứ tuôn trào. Cuốn sách không những đem lại cho chúng ta những tình cảm yêu mến mà còn pha lẫn lòng đầy tự hào những con người đấu tranh cho nền hoà bình, tự do của dân tộc.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 
Kính mời quý độc giả đến tìm đọc cuốn sách tại phòng thư viện nhà trường. Xin kính chào, hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau!

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay85
  • Tháng hiện tại3,629
  • Tổng lượt truy cập915,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây